Kết quả tìm kiếm cho "Thăng Long xưa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1853
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Chiều 29/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đi khảo sát thực tế mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại phường Xuân Hòa và xã Tân Vĩnh Lộc (2 trong số 168 đơn vị hành chính mới của Thành phố Hồ Chí Minh).
Giữa cái nắng gay gắt của tháng Sáu, sân bê tông ngoài bếp đơn vị như phả lửa. Hơi nóng hầm hập bốc lên khiến từng bước chân cũng thấy rát.
Khi con nước ngoài sông lừ lừ chín đỏ, cũng là lúc người dân châu thổ Cửu Long chuẩn bị đón mùa lũ mới. Dù nước lũ bây giờ không còn như trước, nhưng những ai sinh ra, lớn lên trên đất phù sa đều có chút gì đó mong mỏi, đón chờ...
Sáng 25/6/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) phối hợp Công ty TNHH MTV Phúc Tâm Thịnh Vượng tổ chức lễ khai trương Văn phòng Tổng Đại lý An Giang, tọa lạc số 105 Nguyễn Huệ B, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang).
Mờ sáng, núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn) còn chìm đắm trong mây mờ lãng đãng, tạo nên khung cảnh huyền ảo, thơ mộng. Khi những giọt nắng ban mai khẽ khàng xuyên qua từng nhành cây, kẽ lá, khiến cho cảnh vật chợt bừng tỉnh sau giấc ngủ dài.
Cuối tháng 6, đất trời bước vào những cơn mưa day dứt. Mưa phủ đất trời, kín cả không gian, khiến người ta chợt nhớ về những kỷ niệm xưa. Ở đó, có niềm vui, nỗi buồn và một chút luyến tiếc xa xôi.
“Vĩnh Tế” là tên gọi chính thức trong hồ sơ khoa học di tích, do vua Gia Long đặt khi cho đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Ngoài ra, dòng kênh lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác, như: Sông Châu Đốc - Hà Tiên (trong thời gian thi công), Vĩnh Tế hà (khắc trên Cao đỉnh 1835, với ý nghĩa “bền vững lâu dài”), sông Vĩnh Tế (trong nhiều tư liệu lịch sử triều Nguyễn). Dù mang tên gọi nào, dòng kênh vẫn là chứng nhân lịch sử đặc biệt của vùng đất biên cương An Giang.
Nhiều người trong văn giới ngạc nhiên khi biết tác giả Thuận Hữu chưa phải là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, mặc dù trước tuyển thơ “Nhặt dọc đường” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2025), ông đã xuất bản hai tập thơ để lại dấu ấn khá đậm nét.
Trong sự nghiệp mỗi người sẽ luôn có dấu ấn riêng, có thể không cần lớn lao, nhưng đủ để mỉm cười qua những năm tháng cống hiến. Môi trường làm báo cũng vậy, được bạn đọc ghi nhớ theo phong cách cá nhân, đơn vị và trân quý mỗi khi nhắc đến… là năng lượng khuyến khích để họ thêm yêu nghề.
Ngày 21/6/1925 chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại, một dấu mốc không thể phai mờ trên bản đồ tư tưởng dân tộc: Báo Thanh Niên ra đời, dưới sự khai sinh của lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc. Đó không chỉ là sự xuất hiện của một tờ báo, mà là tiếng kèn hiệu triệu, báo hiệu sự khởi đầu của một nền báo chí cách mạng Việt Nam – một hành trình vẻ vang kéo dài suốt một thế kỷ, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của bao thế hệ những người làm báo yêu nước.
Thượng tá, nhà văn Nguyễn Phú hiện là cán bộ giảng dạy tại Học viện Biên phòng, tác giả của nhiều truyện ngắn viết về vùng cao phía Bắc-vốn là địa bàn anh từng công tác nhiều năm. Viết ít nhưng kỹ và tinh, truyện anh giàu chất thơ, mỗi truyện ngắn như một bài thơ trong trẻo, có nét buồn, đẹp, sâu thẳm tình người. Tập truyện “Hoa pằng nảng rơi rơi” (Nhà xuất bản Văn học, 2024) tập hợp 12 truyện tiêu biểu cho thấy một phong cách truyện ngắn riêng.